Vở cải lương "Nỗi đau sợi tơ đồng": Níu giữ hồn xưa trong tiếng đàn kìm
“Nỗi đau sợi tơ đồng” là vở diễn được Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang dàn dựng để tham gia Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012 do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đồng Nai phối hợp tổ chức đầu tháng 11 vừa qua.
Qua “Nỗi đau sợi tơ đồng” đã mang về cho Đoàn 4 huy chương. Trong đó, nghệ sĩ Đào Vũ Thanh xuất sắc đoạt huy chương vàng với vai Chấn Phong. Các nghệ sĩ: Nhơn Hậu (vai Lệ Hằng), Kiều Quốc Tâm (vai Trần Bách) và Lâm Ngân (vai Gia Kỳ) đồng huy chương bạc.
Một cảnh trong vở “Nỗi đau sợi tơ đồng”. |
Theo yêu cầu của Cục Nghệ thuật biểu diễn, các vở tham gia liên hoan lần này phải chú trọng đề tài ca ngợi Đảng, ca ngợi sự nghiệp công nghiệp hóa, đi vào những vấn đề mang tính đương đại, thời sự, phản ánh những mặt trái của xã hội hiện nay.
Điều này khiến soạn giả Huỳnh Anh không khỏi ưu tư khi bắt tay vào thực hiện kịch bản, bởi bản sắc của cải lương thường là tuồng tích mang màu sắc, không khí cổ xưa. Những đề tài có tính bắt buộc quả không dễ để đưa vào sân khấu cải lương.
Lấy cảm hứng từ tiếng đàn kìm cùng nỗi ưu tư về việc bảo tồn và phát huy những vốn quý trong âm nhạc truyền thống dân tộc, soạn giả Huỳnh Anh đã xây dựng kịch bản “Nỗi đau sợi tơ đồng” từ vấn đề đào tạo ca sĩ và công nghệ lăng xê đang nóng bỏng những năm trở lại đây.
Trong thời kỳ mở cửa, văn hóa ngoại lai ồ ạt xâm nhập, thị trường âm nhạc hỗn loạn đang có chiều hướng thực dụng và nguy cơ mất gốc thì những người có tâm huyết bảo vệ âm nhạc truyền thống như nhạc sĩ lão thành Trần Bách và anh nhạc sĩ trẻ Chấn Phong phải đối mặt với nhiều thử thách, trong đó có sự chi phối của đồng tiền, sự đua đòi và cả sự ngoảnh mặt của một bộ phận giới trẻ hiện nay đối với tiếng đàn dân tộc.
Ông Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Tiền Giang (thứ 2 từ phải sang) tặng hoa cho các diễn viên sau buổi diễn. |
Trần Bách là nghệ nhân nhạc cụ dân tộc nhiều năm theo các đoàn hát và tham gia giảng dạy ở nhạc viện. Ông luôn tâm niệm: “Còn chút sức lực thì phải cố gắng truyền nghề để khi mất đi khỏi ân hận là mình không kịp trao những viên ngọc quý cho thế hệ đi sau”.
Mọi chuyện bắt đầu khi con gái của ông là Lệ Hằng đoạt giải ba trong cuộc thi tiếng hát truyền hình và được Công ty Ánh Sao Mai mời ký hợp đồng làm ca sĩ độc quyền. Chính bản hợp đồng này đã khiến vợ chồng ông Trần Bách xảy ra xung đột khi bà Trần Bách muốn dùng tiền để lăng-xê con gái thành ca sĩ nổi tiếng, còn ông thì quyết liệt ngăn cản.
Trong khi đó, Lệ Hằng cũng muốn được nổi danh bất chấp lời khuyên răn của cha và sự phản đối của người yêu là Chấn Phong. Vở diễn là lời cảnh báo đến những bạn trẻ đang mới chập chững bước vào con đường nghệ thuật không nên tạo dựng tên tuổi bằng mọi cách, thậm chí tạo ra những “xì-căng-đan” mà phải đi lên bằng chính thực lực và tài năng của mình.
Câu nói của nhạc sĩ Trần Bách với Chấn Phong trong vở: “Muốn giữ lấy tiếng đàn dân tộc ta không chỉ ôm khư khư cái cũ của thế hệ đi trước để lại. Hò - sự - xang - xê - cống là năm viên ngọc quý nhưng năm viên ngọc ấy chỉ tỏa sáng khi được thổi vào sinh khí mới của thời đại. Con phải đi tìm. Thầy giao trách nhiệm ấy lại cho con” đã thể hiện chất đạo đức của người nghệ sĩ trong thời kinh tế thị trường và cũng là nỗi ưu tư trong việc bảo tồn, phát huy nền âm nhạc dân tộc mà tác giả kịch bản muốn gửi đến khán giả thông qua vở diễn.
Đây là lần đầu tiên Liên hoan sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc tập trung vào đề tài hiện đại và “Nỗi đau sợi tơ đồng” đã thành công khi mạnh dạn đưa lên sàn diễn những mặt trái của đời sống, những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo lý, háo danh thực dụng, chạy theo vật chất, đồng tiền… Chủ đề của vở diễn không hẳn mới lạ nhưng lại là vấn đề nóng bỏng và phù hợp với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Vở diễn cũng đã đánh dấu sự già dặn và bản lĩnh sân khấu của các nghệ sĩ như Kiều Quốc Tâm, Đào Vũ Thanh, Nhơn Hậu bên cạnh các nghệ sĩ trẻ đầy triển vọng như Lâm Ngân, Hoài Nhung, Văn Huỳnh Anh…
Thành công của vở diễn “Nỗi đau sợi tơ đồng” cho chúng ta niềm hy vọng về hướng đi mới của sân khấu cải lương nói chung khi khai thác các vấn đề đương đại, cũng như của riêng Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang với đội ngũ kế thừa được đào tạo bài bản, đầy triển vọng.
LÊ VĂN
Giải thưởng Làn Sóng Xanh: Mỏi mắt tìm nhân tố mới
Các ca sĩ nhận giải Top 10 ca sĩ của năm
Đến hẹn lại lên, tối qua 04/12, đêm trao giải Làn Sóng Xanh của Đài TNND Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra tại sân khấu Lan Anh. 13 năm cho một chương trình bình chọn nhạc Việt trên sóng phát thanh, Làn Sóng Xanh mặc dù không còn “hot” như khi mới lên sóng nhưng vẫn còn sức hút riêng, thể hiện qua sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả cũng như báo giới.
Nhà văn - Nhà biên kịch Hoàng Thu Dung ra mắt website
Nhà văn - Nhà biên kịch Hoàng Thu Dung, cây bút được nhiều độc giả biết đến ở thể loại tiểu thuyết tình cảm vừa cho ra mắt website tại địa chỉ www.hoangthudung.com
Một cụ già và hai đứa trẻ bám víu vào nhau...
Hồ Thanh Trí (bên trái) bên bà nội và em trai
“Năm em học lớp 8, nhà bị vỡ nợ, ba má em bỏ nhà trốn đi từ đó cho đến nay...”, Hồ Thanh Trí - học sinh lớp 11A1, trường THPT Thủ Khoa Huân (Chợ Gạo) bắt đầu câu chuyện buồn về gia đình mình bằng đôi mắt buồn xa xăm. Cậu bé học lớp 11 nhưng tướng tá lại gầy còm với đôi mắt đen láy, gương mặt sáng láng, thông minh nhưng lúc nào cũng đượm buồn nên nhìn em có vẻ già hơn lứa tuổi của mình.
Mắt xanh thơ - Trần Ngọc Hưởng
Ý tưởng cho tên miền NamGioi.Info, chuyên trang về nam giới.
Một nửa của thế giới
Là một nửa của thế giới nhưng hầu như nam giới có vẻ ít được quan tâm hơn so với phái đẹp trong lĩnh vực truyền thông. Các website dành cho nam giới bằng tiếng Việt hiện nay tương đối hiếm hoi, đếm trên đầu ngón tay có chuyên trang Nam giới của Tìm Nhanh (địa chỉ www.namgioi.vn), Chuyên trang Đàn ông (địa chỉ www.danong.com) với vai trò "chủ xị" của diễn viên Chi Bảo, trang Nam học tại địa chỉ www.namhoc.vn và một số chuyên mục lẻ tẻ ở một vài trang thông tin điện tử khác.
Nguyễn Xuân Thủy & Sát thủ online
Tác giả của "Biển xanh màu lá", nhà văn trẻ Nguyễn Xuân Thủy vừa cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết "Sát thủ online". Trương Trọng Nghĩa vừa nhận được sách từ Hà Nội do tác giả gửi tặng. Vẫn chưa kịp đọc tiểu thuyết mới của anh nhưng nhỉn tựa đề sách thì nội dung sách có lẽ đề cập đến một trong những vấn đề Hot hiện nay: Game online.
Họa sĩ Kông Tâm: Tất cả vì cái đẹp
Ngày 22/10, triển lãm cá nhân với chủ đề "Lung linh sắc màu" của họa sĩ Kông Tâm đã được khai mạc tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật - Mỹ nghệ - Biểu diễn đàn ca tài tử cải lương (rạp Tiền Giang trước đây). Đây là triển lãm cá nhân thứ hai của anh, sau triển lãm "Tất cả vì cái đẹp" được tổ chức tại Hội Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh vào năm 2004.
Phim “Cánh đồng bất tận”: Xúc động, đẹp và buồn!
Kịch bản phim “Cánh đồng bất tận” không có nhiều thay đổi so với tác phẩm gốc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, nhưng thông qua diễn suất tinh tế của các diễn viên cũng như những góc quay đẹp, bộ phim đã đưa cảm cảm xúc của khán giả lên một đỉnh cao mới. Không ít khán giả đã khóc sục sịt từ những cảnh đầu của bộ phim xót thương cho nhân vật Sương khi cô bị đánh ghen bằng keo dán sắt (Chiêu đánh ghen mới này ai đã đọc “Cánh đồng bất tận” thì biết rồi hén). Và rồi có vài khán giả đã phải “bưng mặt” chạy vô W.C khi đến cảnh ông Võ vì hận vợ phản bội nên đã đốt nhà rồi cùng Nương và Điền lang thang qua hết cánh đồng này đến cánh đồng kia.
Hà Phương: Nhạc sĩ của miệt vườn Nam bộ
HLV Thể dục thể hình LÊ BÁ TRANG: Trăn trở với việc phát triển lực lượng trẻ
Hơn 10 năm trước, khi phong trào luyện tập thể hình vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều người ở tỉnh ta thì có một chàng trai trẻ đã gây bất ngờ khi giành được Huy chương vàng tại giải thể dục thể hình trẻ toàn quốc. Không lâu sau đó, anh lại xuất sắc đạt Huy chương vàng ở hạng cân 70 kg ở cuộc thi thể hình thanh niên chuyên nghiệp toàn quốc năm 2001. Khi ấy, cái tên Lê Bá Trang được mọi người nhớ đến đầu tiên khi nói về thể dục thể hình ở Tiền Giang.
Quyên Vũ - Yêu nghề, nghề không phụ
Liên hoan ảnh nghệ thuật Tiền Giang lần thứ XV do Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang tổ chức cuối năm 2009 dưới sự bảo trợ của Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam là kỳ liên hoan có số lượng tác giả và tác phẩm tham dự đông đảo nhất với 461 tác phẩm dự thi (394 ảnh màu, 67 ảnh đen trắng) của 42 tác giả trong tỉnh. Và kết quả giải thưởng cao nhất của cuộc thi, đã thuộc về tác giả Quyên Vũ - một gương mặt trẻ còn mới toanh trong giới nhiếp ảnh nghệ thuật Tiền Giang.
Duy Nhựt - Giải thưởng cho niềm đam mê
Năm 2009 sẽ là mốc thời gian đáng nhớ đối với tay máy trẻ Duy Nhựt vì anh vừa chính thức không còn là “lính phòng không” và việc anh “bội thu” giải thưởng về ảnh nghệ thuật.
Chơi vơi cùng những mảnh ghép rất đời!
Ngột ngạt, chông chênh đó là cảm giác xâm chiếm lấy tôi từ khi bắt đầu theo dõi bộ phim “Chơi vơi” và cảm giác ấy vẫn còn đọng lại rất lâu sau khi rời rạp. Với sự góp mặt của dàn diễn viên ngôi sao: Phạm Linh Đan, Trịnh Hải Yến, Johnny Trí Nguyễn,… qua bàn tay phù phép của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, bộ phim đã đưa người xem vào mê cung của cảm xúc.
Mang quê lên mạng mà yêu
Giờ đây khi cần tìm thông tin về Tiền Giang chỉ cần vào mạng internet và gõ địa chỉ http://www.tiengiang.vn/, thế nhưng ít ai ngờ rằng website có nội dung phong phú và chuyên nghiệp này lại do một mình chàng kỹ sư trẻ tuổi Phan Tuấn Đạt tự bỏ tiền túi ra xây dựng và trông nom. Đạt cho biết anh đã tạo ra trang web này bằng tất cả sự yêu mến dành cho quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.